THIẾT KẾ & XÂY DỰNG NHÀ ĐẸP- NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở- BIỆT THỰ ********ARCHITECTURAL DESIGN- CONSTRUCTION DESIGN & ADVERTISING- GRAPHIC TRAINING FOR ARCHITECTURE

Thứ Năm, 16 tháng 12, 2010

Bảo tàng lịch sử đương đại quốc gia tại Hàn Quốc




Vị trí khu đất: Seoul Jongno-gu Sejongno 42
DelaNgoc blogkientruc th theo archdaily
Diện tích khu đất: 6446m2
Tổng diện tích sàn: 9513,85m2
Diện tích xây dựng: 2813,61m2
Mật độ xây dựng: 43,65%
Mật độ sàn: 147,59%
Mục đích sử dụng: Triển lãm văn hóa
Cấu trúc: Thép + Bê tông cốt thép
Quy mô: 6 tầng sử dụng 5 tầng kỹ thuật
Chiều cao tối đa công trình: 27m
Bãi đậu xe: 11 (trong đó có 1 bãi đậu xe cho người tàn tật)
Kiến trúc sư thiết kế dự án: Chuloh Jung
Nhóm thiết kế: Wookjin Chung, YounSook Hwang, Sang-Hyun Son, Seungwon Choi, Song Han, Tae-Wook Kang, Kyungjoon Chung, Sungwha Na


Công ty G. Lab * thuộc tập đòan Gansam Architects and Partners vừa gửi cho chúng tôi phương án thiết kế Bảo tàng Lịch sử đương đại Quốc gia của Hàn Quốc nằm tại thủ đô Seoul, sử dụng kết hợp cấu trúc thép và bê tông cốt thép để tạo ra hai khối công trình vô cùng đẹp mắt, chứa đựng những dấu ấn của 5.000 năm lịch sử.



Mặc dù với một vị trí trọng yếu trên trục đường xuyên qua trung tâm thủ đô Seoul, tòa nhà Bộ Văn hóa, Thể thao Du lịch vẫn được che kín đối với công chúng. Trục đường lịch sử Gwanghwamun kết nối trụ sở thành phố, cổng thành Sungnyemun, và nhà ga Seoul gần đây đã nhận được nhiều sự quan tâm cùng với Gwanghwamun Plaza là nơi gặp gỡ và tiếp xúc của các công dân Hàn Quốc. Việc này thể hiện một ý nghĩa tượng trưng cho tòa nhà Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch, đồng thời phá vỡ tính khuôn mẫu của nó để trở thành một công trình vô cùng độc đáo. Năm nghìn năm lịch sử của Hàn Quốc và sự phát triển thần tốc của Hàn Quốc với tư cách là một trong những quốc gia đi đầu trên lĩnh vực văn hóa toàn cầu, được tóm tắt bằng cụm từ “Hàn Quốc năng động. Bản chất năng động trong nền văn hóa, lịch sử và người dân Hàn Quốc đã trở thành yếu tố khởi nguồn chủ đạo của thiết kế này. Bảo tàng Lịch sử đương đại Quốc gia của Hàn Quốc là tập hợp rất nhiều các sự kiện và dấu ấn khác nhau trong lịch sử đương đại của Hàn Quốc; sự vận động của con người trong việc phản ánh những thiết kế không gian năng động của bảo tàng sẽ tường thuật lại sự ra đời của một điểm mốc quốc gia và một giá trị văn hóa mới.



Tầng đầu tiên của công trình tái lập cảnh quan khu đất bằng dạng mô hình hình học được đưa ra để tạo nhiều lối đinhững nét đặc trưng cảnh quan như hồ bơi cạn, băng ghế, sàn nổi, và các khu vườn. Mục đích của chúng tôi là làm cho lối vào chính càng đa dạng càng tốt, qua đó thu hút khách tham quan bởi rất nhiều các yếu tố hấp dẫn, và tăng dần sự tò mò của họ về những có tại nơi đây. Tầng đầu tiên tập trung vào việc cung cấp một không gian nghỉ ngơi và thư giãn cho mọi người, một tiện nghi đang thiếu tại khu vực Sejongno. Không gian sân vườn sẽ mang đến cho các du khách với một trải nghiệm tuyệt vời mà không cần phải vào trong viện bảo tàng.

Hai lõi thang được tách xa nhau bởi những lý do về công năng: lõi thang dành cho khách nằm ở bên phải trong thiết kế mặt bằng, họ sẽ bước vào một sảnh với thông thủy cao gấp đôi, và các thang máy cũng như thang thóat hiểm đều được bố trí tại đây. Họ cũng có thể tiếp cận các tầng thông qua cầu thang bộ. Lõi thang dành cho bộ phận quản lý lớn hơn, có các phòng lưu trữ tác phẩm nghệ thuật, bảo trì, cùng các phụ trợ khác thuộc chức năng quản lý. Bãi đậu xe được thiết lập cho 10 xe, và được ẩn trong khối phòng kỹ thuật và lõi thang của bộ phận quản lý.



Chúng tôi đang đề xuất việc cải thiện cảnh quan công viên công cộng mà ngay tại thời điểm này, chưa được tận dụngquan tâm đúng mức. Bằng cách thiết kế một tầng kéo dài đến công viên công cộng, với các ngã đường tập trung về Đại sứ quán Mỹ, chúng tôi hy vọng sẽ làm tăng số lượng du khách đến đây từ mọi hướng.
Tầng 2 kéo dài theo phương ngang; nối với một khán đài nhỏ nằm ngoài trời được đục lõm vào khối phòng kỹ thuật. Tại đây, du khách có thể chiêm ngưỡng Gwanghwamun Plaza về hướng Tây, và bóng dáng từ xa của cung điện Gyeongbokgung. Ssu đó các du khách có thể tiếp cận tầng cao nhất bằng thang máy.

Du khách sẽ đi thang máy lên đến tầng mái, để thưởng thức khung cảnh cung điện Gyeongbokgung, đỉnh Namsan, và tòan bộ trục đường Sejongno. Không gian sân vườn này sẽ cung cấp cho người dân nhu cầu nghỉ ngơi giải trí cần thiết trong cuộc sống đô thị bận rộn trước khi họ quay trở lại bên dưới và vào trong bảo tàng để xem triển lãm.

Bên trong bảo tàng, du khách sẽ được trải nghiệm trong một lọat các thiết kế không gian. Khi họ bước xuống đoạn đường dốc để xem triển lãm, họ sẽ được hướng dẫn đi theo trình tự không gian bởi hệ thống đường dốc dẫn ra bên ngòai. Đường dốc bên ngoài bảo tàng được bao phủ bằng một lớp vỏ thủy tinh. Khi họ vào trở lại bên trong, họ sẽ bước vào một không gian hình ống, là trung tâm mang tính hính tượng của bảo tàng và là nơi diễn ra các cuộc triển lãm đặc biệt. Các du khách không nhất thiết phải đi vào không gian này, cũng như phải đi qua tất cả các gian triển lãm. Họ có nhiều sự lựa chọn; nhiều triển lãm khác nhau trên những tầng khác nhau với chiều cao thông thủy khác nhau. Họ cũng có thể bỏ qua một gian triển lãm bằng cách sử dụng cầu thang bộ nằm trong không gian thông tầng được bọc kính và trồng cây xanh. Nhà vệ sinh được bố trí tại sảnh của mỗi tầng.
DelaNgoc blogkientruc th theo archdaily

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét