THIẾT KẾ & XÂY DỰNG NHÀ ĐẸP- NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở- BIỆT THỰ ********ARCHITECTURAL DESIGN- CONSTRUCTION DESIGN & ADVERTISING- GRAPHIC TRAINING FOR ARCHITECTURE

Thứ Tư, 19 tháng 1, 2011

Trường PTTH chuyên Hà Nội - Amsterdam

Giải nhất GTKTQG 2010 : Trường trung học phổ thông chuyên Hà Nội Amsterdam
Kienviet.net - Trường thpt chuyên Hà Nội Amsterdam là một công trình giáo dục tiêu biểu của Hà Nội, việc nghiên cứu thiết kế cần đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng cũng như hình thức kiến trúc hiện đại đẹp, phù hợp với tính chất công trình và cảnh quan khu vực. Việc tổ chức tổng mặt bằng trên cơ sở tổ hợp nhiều khối chức năng, vừa độc lập nhưng phải liên hoàn, không gian thoáng mát, đảm bảo chiếu sáng tự nhiên tốt nhất cho các phòng học. về giao thông thuận tiện giữa các khối chức năng, sắp xếp phù hợp với đòi hỏi về công năng sư phạm, hợp lý về hình khối chung, phù hợp với giao thông khu vực.
Quan điểm thiết kế :

Hình thức kiến trúc phải đạt yếu tố thẩm mỹ cao, hiệu quả, phù hợp với tính chất công trình. Đường nét kiến trúc mạch lạc, đơn giản, nhấn mạnh đến sử dụng các vật liệu hiện mới để đáp ứng yêu cầu công năng, phù hợp với tầm vóc của công trình. Các vật liệu chú ý đến tính bền vững và an toàn trong quá trình vận hành và bảo dưỡng.
Tạo lập một tổng thể hài hòa, chặt chẽ về công năng, nổi bật về hình thức, hướng tới tính nhân văn, và mỹ học trong việc sắp đặt không gian.
Giải pháp thiết kế phải đảm bảo tính hợp lý, đủ điều kiện xây dựng công trình có chất lượng cao, đáp ứng các yêu cầu đề ra, phù hợp với kế hoạch tổ chức thi công, đảm bảo đúng tiến độ chung của dự án đã được thành phố phê duyệt .

Cách tổ chức Tổng mặt bằng :
Khu đất được lựa chọn nằm tiếp giáp với 4 mặt đường quy hoạch, do đó việc lựa chọn hình khối kiến trúc cần đáp ứng bảo đảm sự hài hoà và vẻ đẹp kiến trúc công trình cho cả 4 mặt.
Trong khuôn viên xây dựng công trình cần thiết phải tạo ra khoảng cách tối thiểu để xử lý đường giao thông nội bộ, đường cho xe cứu hoả chạy được xung quanh công trình khi có sự cố và đảm bảo khoảng cách cách âm với các đường giao thông và tạo được các không gian cây xanh đan xen giữa các khối chức năng của công trình.
Hình thức kiến trúc và bề dày công trình đảm bảo được độ chiếu sáng tự nhiên theo quy phạm và sự thông thoáng lưu thông không khí cho các phòng học một cách tối ưu, đồng thời bảo đảm cho việc phân chia các phòng học theo tiêu chuẩn một cách dễ dàng và thuận lợi.
Tính chất công trình là trường học chuyên có vị trí quan trọng tiêu biểu của ngành giáo dục của thủ đô. Vì vậy công trình phải thể hiện được tính chất trường học, hiện đại phù hợp cho việc sử dụng thuận lợi tiện dụng nhất. bảo đảm được việc bố trí độc lập giữa các khối cũng như mối liên hệ giữa các khu chức năng trong tổng thể công trình.
Dựa trên hình dáng khu đất đồ án đề xuất hướng vào công trình từ phía đường Nguyễn Tuân kéo dài. Tại cổng trưởng tổ chức quảng trường tập trung người phù hợp với các yêu cầu tập trung người. Toàn bộ khối công trình lùi với chỉ giới đường đỏ phía trước giúp công trình có được điểm nhìn tốt từ phía trước, tạo khối tích không gian hợp lý. phần phía trước bao gồm:  sảnh chính, hội trường 700 chỗ và khối học số 1, được bố trí chênh 1 tầng với mặt sân, tạo ấn tượng không gian cho lối vào và các tầm nhìn phía trước.
Bố cục chủ đạo lấy trục không gian công cộng làm trọng tâm, tạo tuyến không gian xương sống. Các khối công năng khác như những chiếc lá, cành cây vươn ra tạo nên một tổng thể theo kiểu tổ hợp phân tán. Các khối theo chức năng bao gồm, 3 khối học, 1 khối hội trường, khối nhà thi đấu thể thao, khối thư viện, và ký túc xá tạo nên một tổ hợp thống nhất có nhịp điệu, quy mô, phô trương đường nét, hình khối. Trục không gian công cộng phân chia bố cục các khối thành hai phần công năng, động và tĩnh rõ nét. Phía đông là các khối tĩnh như thư viện, các khối lớp học, sân vườn thực nghiệm, sân trong, đường dạo. Phía tây là các khối hướng động, gồm nhà thi đấu đa năng, sân bóng đá, bóng rổ, tennis, khối hội trường 700 chỗ.Trục không gian công cộng, cùng hành lang đi bộ ngoài nhà là đường biên phân chia, chuyển tiếp 2 tính chất công năng, tạo dựng một bố cục chặt chẽ, logic.
Việc bố trí tổ hợp các khối công trình chú trọng hạn chế ảnh hưởng các công trình xung quanh. Các phía tiếp giáp với các mặt đường đều hạn chế các diện kiến trúc lớn, hoặc sử dụng cây xanh, khoảng thoáng kết hợp. trọng tâm của tổ hợp tập trung ở trung tâm khu đất. vị trí các khối được sắp đặt sao cho công năng sử dụng của từng khối hợp lý nhất, tạo dựng một bố cục có tính hình học, nhịp điệu, chú trọng các điểm nhìn cảnh quan theo mọi hướng, thiết lập các không gian đóng, mở tinh tế.
Hệ thống sân thể thao, sân nghi thức liên hoàn kết hợp tại phía tây khu đất, được các khối công trình khép lại thành 1 không gian đóng hoành tráng, phô trương những vẽ đẹp hình khối, tạo ấn tượng không gian quy mô, đồng thời bao quát toàn bộ các không gian hoạt động chủ đạo của nhà trường.
Nét độc đáo của đồ án, tổ chức 1 tháp biểu tượng cao khoảng 35m, là kiến trúc tinh thần đề cao sự thanh khiết, ý chí phấn đấu vươn lên, là điểm cao nhất trong quần thể kiến trúc, nơi đặt các logo, biểu trưng của nhà trường. Vị trí và chiều cao của tháp biểu tượng như một nét chấm phá, tạo nhịp điệu trong quy hoạch chiều cao của tổ hợp kiến trúc.
Những yếu tố trên có thể xem là giải pháp “dẻo hóa” trong việc lựa chọn phương án quy hoạch tổng mặt bằng, bảo đảm cho việc kiến trúc công trình không bị lạc hậu và bền vững, hiện đại, linh hoạt và cơ động trong việc bố trí không gian kiến trúc cũng như phân kỳ giai đoạn đầu tư.

Cân nhắc giữa việc phân khu chức năng công trình, hình dáng tổng thể và sự phù hợp của các chức năng trong từng hạng mục, tổng mặt bằng được phân chia thành các hạng mục công trình như sau :
A. Hạng mục trục đa năng
B1.Hạng mục khối học 1
B2. Hạng mục khối học 2
B3. Hạng mục khối học 3
C. Nhà hiệu bộ, hội trường đa năng
D.Nhà thi đấu, bể bới trong nhà
E.Thư viện
F. Ký túc xá
G. Tháp biểu tượng, đài quan sát
H. Cổng hàng rào
K.Các sân bãi ngoài nhà.
I.Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà.


Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc:
Từ việc cân nhắc các yếu tố nội dung và yếu tố ý tưởng cho trục không gian, trên bố cục tổng thể, cổng chính của trường được tổ chức tại phía nam của khu đất tiếp giáp với đường có mặt cắt 30m. Từ cổng chính học sinh, thày cô đi qua bãi đỗ xe ngoài nhà và đường dẫn hướng vào khu để xe trong nhà, nằm trong tầng trệt phía trước. Khối C phía tay trái là hội trường đa năng 700 chỗ thuận tiện cho sử dụng đối ngoại cũng như các hoạt động của nhà trường. Phần lớn diện tích tầng trệt tại khối học và trục không gian được để trống không ngăn chia với các sân, tạo một diện tích sử dụng thích hợp cho việc chạy nhảy, vận động, giúp học sinh có thêm 1 không gian đa dạng. bên cạnh đó bố trí các phũng chức năng phù hợp như kho các loại, 1 số phũng thớ nghiệm, thực hành... từ cổng trường học sinh sau khi đi qua sân trước tiếp cận với khối học thông qua tuyến bậc thang ngoài nhà, dẫn lên tầng 1.
Việc thiết lập hệ thống bậc thang kết hợp bố trí cây xanh, thảm cỏ tại sân trước giúp cho không gian kiến trúc mặt trước có những nét độc đáo, hoành tráng.Từ tầng 1, học sinh tiếp cận với các khối học thông qua các cửa vào của trục không gian. Các cửa này được bố trị tại mỗi vị trí đầu hồi tương ứng của mỗi khối học và được dẫn hướng thông qua trục đi bộ ngoài nhà dọc theo trục không gian, xuyên suốt từ cổng trường. Hành lang đi bộ ngoài nhà này phân cách khối học với hệ thống các sân bãi ngoài nhà gồm sân thể thao và sân nghi thức. Từ hành làng này, đồ án thiết lập các mối quan hệ với sân bóng bằng các bậc ngồi, cùng các lối dẫn xuống sân nghi thức nằm tại cao độ tương đương tầng trệt. Với trục không gian công cộng làm nền, cùng hành lang đi bộ và các bậc ngồi kết hợp với các chi tiết cây xanh, kiến trúc biểu tượng thiết lập một không gian tri thức hoàn hảo, có ưu thế trong việc bố trí các nội dung thông tin liên hoàn tạo cảnh quan hoành tráng, có chiều sâu. Sân thể thao và sân nghi thức được bố trí liền trên một tuyến phía tây khu đất tạo lập một không gian thoáng đầy ấn tượng, thiết lập tốt các hoạt động cũng như các góc nhìn tới các kiến trúc chủ đạo.
Sân tập trung, chào cờ có hướng chính nhìn về phía nhà hội trường, đảm bảo sức chứa toàn bộ học sinh của nhà trường được sử dụng cho các hoạt động tập trung học sinh, lễ hội…. học sinh từ cổng trường tiếp cận sân nghi thức dễ dàng khi đi qua phần trống tầng của tầng trệt tại vị trí tiếp giáp giữa khối hội trường và khối học tập. Khi trở về lớp học từ sân, hay ngược lại bằng hệ thống thang dẫn rộng rãi thuận tiện từ tầng trệt lớn tầng 1 hoặc trực tiếp từ tầng trệt vào các vị trí thang tương ứng của mỗi khối học. Tại sân nghi thức tổ chức 1 sân khấu liên kết một phần khối hội trường phục vụ các hoạt động cho sân nghi thức. Giải pháp tầng trệt liên hoàn, linh hoạt giúp cho sử dụng trở nên dễ dàng, thuận tiện, linh hoạt và đa dạng. Khoảng trống giữa mỗi khối học tại nên một sân trong lý tưởng, phù hợp với các không gian nghĩ ngơi, giải lao. các không gian nay liên hoàn nhờ tầng trệt của các khối học được trống cột. hệ thống cây xanh, trang trí ngoại cảnh có thể đan xen vào các tầng trệt, giúp cho không gian trong ngoài linh hoạt, gần gũi, bổ trợ cho nhau, thuận tiện cho nhiều điều kiện thời tiết. nhờ có trục không gian chính, bố cục các công trình cũng như các sân bãi cũng tìm được vị trí phù hợp. Bên trái trục không gian là các không gian thiên về động, ồn ào, tập trung người như sân thể thao, nhà thi đấu đa năng, hội trường... bên phải là các không gian thiên về tĩnh, trầm, chiều sâu như các lớp học, thư viện, phòng thí nghiệm các sân trong, vườn sinh vật yên tĩnh.
Khối A trục đa năng là không gian độc đáo và sáng tạo. Không gian này đóng vai trò như trục giao thông xương sống của tổ hợp khối, các khác công trình đều được liên kết với không gian này. Với vai trò như vậy, học sinh trước khi vào các khối học đều đi qua trục không gian này. Tại giờ giải lao học sinh có thể tràn ra không gian này đề vui chơi, giao lưu, hoặc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tùy theo sự sáng tạo và tổ chức của nhà trường. Trục không gian này như một không gian mở, thông thoáng, nhưng có mái che, rất linh hoạt và phù hợp với tổ chức công cộng, vừa là trục giao thông kết nối các khối học cũng như các khối chức năng, vừa là những không gian tĩnh như tại tầng 1. Tại tầng tại phía giao của khối học trong trục không gian, tổ chức các cửa vách kính để đảm bảo sự biệt lập khi cần thiết, khoảng ở giữa các khối học trong trục không gian có vai trũ như nhà cầu có mái che.Tầng 1 là không gian mở với tính chất đầu mối giao thông và tổ chức không gian công cộng. Tầng 2,3, 4 là các khối nhà cầu kết hợp với khối học. Tầng trệt gồm các chức năng phục vụ như ga ra, phòng học thực nghiệm thực hành, không gian sinh hoạt ngoại khóa của học sinh.
Khu hiệu bộ, quản lý được bố trí trong tại khối C cùng với hội trường, tại vị trí từ tầng 1 đến tầng 3. Các thày cô ngoài công tác chuyên trách quản lý cú thể tiếp cận với học sinh dễ dàng. Theo hệ thống hành lang tỏa đi tới các khối học, vị trí của khối hiệu bộ đảm bảo tính thống nhất, liền mạch v ới các hoạt động dạy và học của nhà trường. từ khối hiệu bộ được nội kết với các khối học bằng 1 nhà cầu đang năng gồm một tuyến đi bộ tại tầng 1 và nhà câu tại tầng 2. Cả hai lối đi này đều được bao che bằng 1 hệ mái nhẹ đảm bảo che nắng, che mưa và thẩm mỹ.
Từ hướng cổng phụ tổ chức 1 đường nội bộ đi qua trước mặt nhà thi đấu, vượt qua cầu thang lên tầng 1 dẫn tới một sảnh không gian tại cuối trục chính. Đây là 1 không gian tập trung quan trọng, kết nối dẫn hướng tới khu thư viện, ký tỳc xỏ, nhà thi đấu, và các lớp học, hoặc quay trở lại cổng trường thông qua hành lang đi bộ ngoài nhà, là không gian thuộc về các hoạt động đối nội của học sinh.
Khối F ký túc xá được bố trí cuối tuyến trục chính được kết nối với trục không gian thông qua hệ thống nhà cầu.Vị trí của ký túc xá rất thuận tiện cho sử dụng do tiếp cận dễ dàng với khối học, giúp thầy cô và các em học sinh đi lại giữa các ca học dễ dàng. Từ khối ký túc xá tiếp cận các không gian còn lại như thư viện, nhà thi đấu dễ dàng, đồng thời có vai trò như điểm kết thúc của trục xương sống.
Khối D nhà thể thao đa năng bao gồm 1 bể bơi trong nhà 6 làn bơi, 1 sân thi đấu hiện đại có khán đài, là 1 điểm nhấn kiến trúc độc đáo trên tổng thể kiến trúc. Với kiến trúc mềm mại của kết cấu mái, cộng với kích thước lớn giúp cho khối nhà có được sự bề thế, đường nét rừ ràng, làm nền cho hệ thống sõn thể thao ngoài nhà, gúp phần quan trọng trong cõn bằng của bố cục. vị trớ của khối nhà thể thao là một lợi thế trong qua trỡnh sử dụng do được tiếp cận trực tiếp tại tầng trệt, liên hoàn với các sân thể thao, có khoảng cách phù hợp với các khối học. Do có các lối di riêng nhà thể thao có thể độc lập trong các hoạt động, không làm ảnh hưởng tới các chức năng khác. Theo tính toán thiết kế, lúc cần thiết hệ thống khán đài và phần sân có thể chứa toàn bộ số thày cô học sinh của nhà trường, phục vụ các hoạt động tập trung đông người.
việc tính toán sử dụng cũng linh hoạt thông qua việc thay đổi các ghế ngồi, mở rộng hay thu hẹp không gian thi đấu giúp cho nhà thi đấu có tinh linh hoạt cao, phù hợp với nhiều loại hình sử dụng. Đây cũng là nét thường thấy trong các trường tiên tiến khi không gian thể chất trong nhà được bố trí linh hoạt.
Khối E thư viện là 1 nột chấm phá trong tổng thể, không chi bởi hình dáng mà còn do vị trí và tính chất sử dụng. Được bố cục tại phía tĩnh, xung quanh được phủ cây xanh thảm cỏ, giúp thư viện có 1 vị trí đắc địa cho công tác tra cứu, học tập, khoảng cách với khối học được ngăn cách bằng vườn sinh vật địa lý giúp cho thư viện có nhiều không gian xanh, xứng đáng với vai trò của khối nhà.
Với việc sắp xếp bố cục các chức năng và các khối nhà, đồ án thiết kế đem lại 1 sự lý tưởng cho sự sắp bố cục, thể hiện từ ưu việt trong logic tổ chức, cũng như trong sử dụng thực tế. Nhờ có sự sắp xếp hợp lý, các khối chức năng có thể hoạt động độc lập hoặc liên hoàn dễ dàng. Việc tổ chức các bậc ngồi, hệ thống bậc thang, cầu thang, các không gian trống cột của tầng trệt, cùng hệ thống sân thể thao tạo không gian lớn, thoáng giúp cho công trình có rất nhiều góc nhìn kiến trúc ấn tượng. Việc tổ chức cảnh quan, sân vườn, tiểu cảnh kiến trúc, cũng được chú trọng, tạo dựng và chú trọng các không gian kiến trúc ngoài nhà.
Khối B khối học là hạt nhân chính ngôi trường được thiết kế thành 3 khối nhỏ, mỗi khối gồm 3 tầng, mỗi tầng có 5 lớp. Tại mỗi khối học có hệ thống thang chính và thang thoát hiểm. Trong mỗi khối học theo 1 tầng điển hình, phương án đề xuất 1 giải pháp bố trí đa dạng linh hoạt, trong đó chủ đạo là các lớp học chính, cùng với một số các phòng học chuyên đề, phòng phục vụ khác. Một hành lang giữa được chiếu sáng tự nhiên giúp cho khối học sử dụng linh hoạt trong việc tận dụng các diện tích giao thông, dễ dàng thiết lập nội thất theo từng môn chuyên. Việc sử dụng các phòng học chính quy và các phòng học bộ môn gần nhau giúp việc di chuyển thuận tiện khép kín. Các phòng nghỉ giáo viên, học bộ môn, phòng bộ môn có thể bố trí liên hoàn giúp cho công tác giảng dạy thuận tiện, ưu việt. Tại giờ giải lao các em học sinh có thể tràn ra không gian trục chính, nghỉ trực tiếp tại khối học, hoặc theo thang bộ, thang ngoài nhà xuống các hệ thống sân. Việc bố cục riêng biệt nhưng linh hoạt trong tiếp cận giúp cho việc bố trí các khối học có những nét độc đáo, gần với phong cách của các lớp học tại các nước tiên tiến. Lúc này lớp học là chủ thể chính, các không gian phụ trợ bám theo linh hoạt. Tại đồ án trình bày 1 giải pháp mang tính cơ bản, ngoài ra có nhiều biến thể khác nhau, tuỳ từng điều kiện để áp dụng.
Giải pháp tổ chức hình thức kiến trúc :
Giải pháp kiến trúc mặt ngoài trên tiêu chỉ đơn giản , khúc triết, lấy sự nổi bật của các khối tự thân, tỉ lệ bố cục các mảng tường, mảng màu làm cơ sở cho việc tạo hình. Chú trọng đến việc sử dụng vai trò, hình khối của mỗi khối nhà tạo nên một tổng thể có nhịp điệu, sinh động. Các chi tiết kiến trúc không quá sa đà vào việc thể hiện chi tiết, tập trung luyến láy, làm ra hình khối sắc thái của mỗi khối công trình. Điểm xuyết những mảng tường gạch thẻ gam màu đỏ cam gợi nhắc những mảng tường gạch trần truyền thống Hà Nội, phảng phất đâu đó kiến trúc gạch trần của các ngôi nhà truyền thống của Hà Lan, gợi những nét duyên dáng nhất định trong việc phối màu. Việc kết hợp các vật liệu tiên tiến thông qua các chi tiết chắn nắng, một số mảng kính khung thép chịu lực, đặc biệt là trong kết cấu mái của trục chính và nhà thi đấu là những chi tiết quan trong mang đến cho công trỡnh một vẻ đẹp vật liệu thanh khiết, không quá phô trương, đậm chất tri thức mới. Do có nhiều điểm nhìn từ trên cao, nên kiến trúc mới được chú trọng rất nhiều. Các chi tiết mái được trau chuốt kết hợp với các khối công trình tạo nên ấn tượng mạnh khi nhìn từ các điểm cao xung quanh. Ngôn ngữ kiến trúc kết hợp các yếu tố trên tạo dựng những nét ấn tượng cho kiến trúc mặt ngoài của công trình. Bên cạnh đó cây xanh luôn là m
ột yếu tố kết nối, mềm mại các không gian kiến trúc. Tại đồ án, ngoài việc sử dụng cây xanh như một yếu tố cách li, chống ồn, còn tổ chức rất nhiều các tiểu cảnh, sân vườn trong đó vai trò cây xanh là lá phổi, là những nốt thanh thoát trong nhiều không gian. Thiết lập một môi trường xanh, sạch, tri thức là 3 yếu tố then chốt tạo nên một ngôi trường có đẳng cấp, tiên tiến, tiêu biểu.
Hình thức kiến trúc mặt đứng có 2 thành phần chủ đạo:
Phần thân công trình sử dụng các mảng diện lớn, kết hợp các chi tiết chắn nắng kim loại.
Phần mái công trình chủ đạo dùng kết cấu thép, phù hợp với không gian lớn và tính thẩm mỹ. Gam màu sáng là chủ đạo, kết hợp với các mảng màu cam, cùng với màu sỏng của mỏi thộp
Giải pháp bố cục mặt bằng và giao thông :
Tầng trệt :
Diện tích : 15.420 m2
Phần lớn tầng trệt sử dụng cho các chức năng phụ trợ, kỹ thuật của dự án. Một số hạng mục có lối tiếp cận trực tiếp từ tầng trệt.
Tại khối A trục không gian và B khối học : từ cổng trường học sinh và thày cô đi vào khu để xe trong nhà tại tầng trệt qua lối vào từ bãi đỗ xe ngoài nhà. Phần lớn diện tích tầng trệt tại trục không gian và các khối học được thiết kế trống tầng, không ngăn chia, là nơi vui chơi, hoạt động ngoài lớp học. Phần còn lại bố trí các phòng dụng cụ, căng tin, các xưởng sửa chữa, phòng thí nghiệm thực hành.
Tại khối C là khối hiệu bộ, hội trường đa năng : bố trí các phòng làm việc của nhà trường theo hướng phục vụ học sinh, hoặc cho khách nhà trường, lối vào phòng hội trường ở phía gần sân khấu. tại phía nhìn ra hướng sân chào cờ, bố trí sân khấu đa năng phục vụ các hoạt động chung.
Tại khối D là khối nhà thi đấu và bể bơi, có lối vào trực tiếp cả hai chức năng này. thông qua 1 sảnh chung, dẫn vào sân thi đấu, phần bể bơi, khu khán đài cùng hệ thống các phòng thay đồ, tắm trắng, kỹ thuật.
Tại khối E là khối nhà thư viện tại tầng trệt là nhà ăn của nhà trường.
Tại khối F ký túc xá tầng trệt bố trí phòng sinh hoạt, nghỉ cho giáo viên
Giải pháp tổ chức giao thông công trình :
- Giao thông đối ngoại : việc tiếp cận công trình thuận lợi do chu vi của khu đất tiếp giáp với 4 đường quy hoạch trong tổng thể quy hoạch đô thị Đông Nam đường Trần Duy Hưng.
Ngôi trường có 4 cổng ra vào cho các mục đích và nhu cầu khác nhau. Cổng chính nằm phía Tây Nam trên đường Hoàng Minh Giám hiện có. Cổng chính được thiết kế phù hợp đảm bảo tổ chức ra vào, thoát người, chống ùn tắc cục bộ. Từ cổng chính qua hệ bậc thang phía trên lên tầng 1, hoặc vào các không gian khác nhau của tầng trệt ở phía trước. Phía trước khối học B1 có bố trí bãi đỗ xe ngoài nhà cho khách.Ngoài ra còn có 3 cổng phụ : 1 tại vị trí vào sân tập trung chào cờ, 1 tại đường giữa sân thể thao, 1 tại phía cuối khu ký túc xá. Hệ thống giao thông nội bộ giữa các khối công trình, cũng như giao thông xung quanh chu vi khu đất mạch lạc, rõ ràng.
- Giao thông đối nội : giao thông của tổ hợp công trình được bố trí theo kiểu “xương cá”. Kiểu giao thông này hợp lý, thuận tiện, đảm bảo mối liên hệ giữa các phân khu chức năng trong tổng thể tổ hợp của công trình. Từ trục giao thông chính của tổ hợp có thể lan toả theo mọi hướng để có thể liên hệ với với các khối chức năng. Ở dọc trục giao thông chính của tổ hợp được tổ chức 3 cụm giao thông đứng phân bố đều trên trục giao thông đảm bảo được khoảng cách trong quá trình sử dụng và phòng cháy chữa cháy. Đồng thời với trường trung học chuyên khối lượng học sinh lớn thì việc phân chia cụm giao thông trên là hợp lý và đảm bảo sử dụng thuận lợi và hợp lý về nhiều mặt có khả năng bổ trợ cho nhau khi có công việc hoặc sự cố, giảm được mật độ giao thông, đảm bảo được sự độc lập.
Hệ thống giao thông trục đứng (các thang bộ và thang máy):
-Khối học gồm 4 tầng nên giao thông đứng chủ yếu là thang bộ. hệ thống thang bộ tại khối học gồm 4 khối thang bố trị tại các điểm đầu và cuôi của mỗi tuyến hành lang, thiết kế đúng tiêu chuẩn đảm bảo việc giao thông và đáp ứng tiêu chuẩn phòng hoả, thoát người khi có sự cố.
- Hệ thống giao thông đứng của các khối công trình chủ yếu là thang bộ. tại khối hiệu bộ có bố trí 1 thang máy để phục vụ nhu cầu cho văn phòng nhà trường.

Click để xem ảnh với kích thước lớn hơn


Tags: giải thưởng kiến trúc quốc gia 2010, kien truc ben vung, kiến trúc sinh thái, kiến trúc việt nam, kiến trúc xanh, thiết kế bền vững, Thiết kế xanh, trường amsterdam

Vị trí khu đất xây dựng nằm tại Khu đô thị Đông Nam đường Trần Duy Hưng, thuộc phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Diện tích khu đất khoảng 50.000 m2 được xác định ranh giới tại bản vẽ quy hoạch sử dụng đất số QH-05 tỉ lệ 1/500 đã được thành phố phê duyệt, với các chỉ tiêu mật độ xây dựng không quá 35%, chiều cao không lớn hơn 7 tầng, tuân thủ các yêu cầu khác có liên quan.
Đơn vị tư vấn thiết kế :
Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Xây dựng Việt Nam - CDC / Xí nghiệp thiết kế số 03 - ATEK

Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam có chức năng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ học sinh giởi toàn diện cho Thủ đô Hà Nội, có nhiệm vụ giảng dạy các lớp chuyên theo các bộ môn, từ đó xây dựng các đội tuyển học sinh giỏi, xuất sắc tham gia các ky thi trong nước và quốc tế. Đây cũng là nơi tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về nhu cầu phát triển giáo dục, là nơi học tập nghiên cứu khoa học, là mô hình cơ sở vật chất tiêu biểu của ngành giáo dục Thủ đô, tiếp cận với mô hình giáo dục tiến tiến trong khu vực, là công trình tiêu biểu kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội.

Tổ chức tổng mặt bằng :

Khu đất được lựa chọn nằm tiếp giáp với 4 mặt đường quy hoạch, do đó việc lựa chọn hình khối kiến trúc cần đáp ứng bảo đảm sự hài hoà và vẻ đẹp kiến trúc công trình cho cả 4 mặt.

Trong khuôn viên xây dựng công trình cần thiết phải tạo ra khoảng cách tối thiểu để xử lý đường giao thông nội bộ, đường cho xe cứu hoả chạy được xung quanh công trình khi có sự cố và đảm bảo khoảng cách cách âm với các đường giao thông và tạo được các không gian cây xanh đan xen giữa các khối chức năng của công trình.

Hình thức kiến trúc và bề dày công trình đảm bảo được độ chiếu sáng tự nhiên theo quy phạm và sự thông thoáng lưu thông không khí cho các phòng học một cách tối ưu, đồng thời bảo đảm cho việc phân chia các phòng học theo tiêu chuẩn một cách dễ dàng và thuận lợi. 

Tính chất công trình là trường học chuyên có vị trí quan trọng tiêu biểu của ngành giáo dục của Thủ đô. Vì vậy công trình phải thể hiện được tính chất trường học, hiện đại phù hợp cho việc sử dụng thuận lợi tiện dụng nhất. Bảo đảm được việc bố trí độc lập giữa các khối cũng như mối liên hệ giữa các khu chức năng trong tổng thể công trình.

Dựa trên hình dáng khu đất đồ án đề xuất hướng vào công trình từ phía đường Nguyễn Tuân kéo dài. Tại cổng trưởng tổ chức quảng trường tập trung người phù hợp với các yêu cầu tập trung người. Toàn bộ khối công trình lùi với chỉ giới đường đỏ phía trước  giúp công trình có được điểm nhìn tốt từ phía trước, tạo khối tích không gian hợp lý. Phần phía trước bao gồm sảnh chính, hội trường 700 chỗ và khối học số 1, được bố trí chênh 1 tầng với mặt sân, tạo ấn tượng không gian cho lối vào và các tầm nhìn phía trước. 
Bố cục chủ đạo lấy trục không gian công cộng làm trọng tâm, tạo tuyến không gian xương sống. Các khối công năng khác như những chiếc lá, cành cây vươn ra tạo nên một tổng thể theo kiểu tổ hợp phân tán. Các khối theo chức năng bao gồm, 3 khối học, 1 khói hội trường, khối nhà thi đấu thể thao, khối thư viện, và ký túc xá tạo nên một tổ hợp thống nhất có nhịp điệu, quy mô, phô trương đường nét, hình khối. Trục không gian công cộng phân chia bố cục các khối thành hai phần công năng, động và tĩnh rõ nét. Phía Đông là các khối tĩnh như thư viện, các khối lợp học, sân vườn thực nghiệm, sân trong, đường dạo. Phía Tây là các khối hướng động, gồm nhà thi đấu đa năng, sân bóng đá, bóng rổ, tennis, khối hội trường 700 chỗ. Trục không gian công cộng, cùng hành lang đi bộ ngoài nhà là đường biên phân chia, chuyển tiếp 2 tính chất công năng, tạo dựng một bố cục chặt chẽ, logic.
Việc bố trí tổ hợp các khối công trình chú trọng hạn chế ảnh hưởng các công trình xung quan. Các phía tiếp giáp với các mặt đường đều hạn chế các diện kiến trúc lớn, hoặc sử dụng cây xanh, khoảng thoáng kết hợp. Trọng tâm của tổ hợp tập trung ở trung tâm khu đất. Vị trí các khối được sắp đặt sao cho công năng sử dụng của từng khối hợp lý nhất, tạo dựng một bố cục có tính hình học, nhịp điệu, chú trọng các điểm nhìn cảnh quan theo mọi hướng, thiết lập các không gian đóng, mở tinh tế.
Hệ thống sân thể thao, sân nghi thức liên hoàn kết hợp tại phía Tây khu đất, được các khối công trình khép lại thành 1 không gian đóng hoành tráng, phô trương những vẽ đẹp hình khối, tạo ấn tượng không gian quy mô, đồng thời bao quát toàn bộ các không gian hoạt động chủ đạo của nhà trường.
Nét độc đáo của đồ án, tổ chức 1 tháp biểu tượng cao khoảng 35m, là kiến trúc tinh thần đề cao sự thanh khiết, ý chí phấn đấu vươn lên, là điểm cao nhất trong quần thể kiến trúc, nơi đặt các logo, biểu trưng của nhà trường. Vị trí và chiều cao của tháp biểu tượng như một nét chấm phá, tạo nhịp điệu trong quy hoạch chiều cao của tổ hợp kiến trúc. 

Giải pháp tổ chức hình thức kiến trúc :
Giải pháp kiến trúc mặt ngoài trên tiêu chỉ đơn giản, khúc chiết, lấy sự nổi bật của các khối tự thân, tỉ lệ bố cục các mảng tường, mảng màu làm cơ sở cho việc tạo hình. Chú trọng đến việc sử dụng vai trò, hình khối của mỗi khối nhà tạo nên một tổng thể có nhịp điệu, sinh động. Các chi tiết kiến trúc không quá sa đà vào việc thể hiện chi tiết, tập trung luyến láy, làm rõ hình khối sắc thái của mỗi khối công trình. Điểm xuyết nhưng mảng tường gạch thẻ gam màu đỏ cam gợi nhắc những mảng tường gạch trần truyền thống Hà Nội, phảng phất đâu đó kiến trúc gạch trần của các ngôi nhà truyền thống của Hà Lan, gợi những nét duyên dáng nhất định trong việc phối màu.
Việc kết hợp các vật liệu tiên tiến thông qua các chi tiết chắn nắng, một số mảng kính khung thép chịu lực, đặc biệt là trong kết cấu mái của trục chính và nhà thi đấu là những chi tiết quan trọng mang đến cho công trình một vẻ đẹp vật liệu thanh khiết, không quá phô trương, đậm chất tri thức mới.
Do có nhiều điểm nhìn từ trên cao, nên kiến trúc mái được chú trọng rất nhiều. Các chi tiết mái được trau chuốt kết hợp với các khối công trình tạo nên ấn tượng mạnh khi nhìn từ các điểm cao xung quanh.
Ngôn ngữ kiến trúc kết hợp các yếu tố trên tạo dựng những nét ấn tượng cho kiến trúc mặt ngoài của công trình. Bên cạnh đó, cây xanh luôn là một yếu tố kết nối, mềm mại các không gian kiến trúc. Tại đồ án, ngoài việc sử dụng cây xanh như một yếu tố cách li, chống ồn, cũn tổ chức rất nhiều các tiểu cảnh, sân vườn trong đó vai trò cây xanh làm lá phổi là những nét thanh thoát trong nhiều không gian.
Thiết lập một môi trường xanh, sạch, tri thức là 3 yếu tố then chốt tạo nên một ngôi trường có đẳng cấp, tiên tiến, tiêu biểu.
Hình thức kiến trúc mặt đứng có 2 thành phần chủ đạo. Phần thân công trình sử dụng các mảng diện lớn, kết hợp các chi tiết chắn nắng kim loại. Phần mái công trình chủ đạo dùng kết cấu thép, phù hợp với không gian lớn và tính thẩm mỹ. Gam màu sáng là chủ đạo, kết hợp với các mảng màu cam, cùng với màu sáng của mái thép. 











Các thông số kỹ thuật chính :

Tổng diện tích khu đất : 50.412,6 m2
Diện tích xây dựng : 15.421 m2
Tổng diện tích sàn : 49.795 m2
Mật độ xây dựng : 30,58 %
Hệ số sử dụng đất : 0,987 lần
Số tầng cao : 5 tầng
Số lượng học sinh dự kiến : 1.800 học sinh
Số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên : 200 người
Tổng cộng :  2.000 người


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét