Khi người ta trẻ tháng 4: Nghề Kiến trúc
Nói tới kiến trúc, đó là từ gắn liền với một ngành nghề thu hút giới trẻ với mức thù lao rất cao cho mỗi bản vẽ, là ngành học với điểm số đầu vào thuộc hàng cao nhất…
Nói tới kiến trúc, đó là từ gắn liền với một ngành nghề thu hút giới trẻ với mức thù lao rất cao cho mỗi bản vẽ, là ngành học với điểm số đầu vào thuộc hàng cao nhất…
Nhưng kiến trúc có phải chỉ như thế?
Trong
số 7 môn nghệ thuật thì kiến trúc là một bộ môn thật đặc biệt bởi đó là
ngành nghệ thuật duy nhất đòi hỏi sự kết hợp hài hoà của hai yếu tố
tưởng như không bao giờ song hành: sự lãng mạn, thăng hoa và sự chính
xác đến khô khan trong từng con số. Nhưng với mỗi kiến trúc sư, việc xác
định tỷ lệ kỹ thuật, mỹ thuật cho một công trình thật sự là một bài
toán khó. Tạo ra một “đứa con tinh thần” để làm hài lòng nhà đầu tư
nhưng yếu về thể chất hay một sản phẩm có sức vóc mà nhan sắc lại tầm
tầm? Câu hỏi thật không dễ trả lời, đặc biệt với những nhà thiết kế trẻ
khi phải đối mặt giữa một bên là thị hiếu và một bên là công năng của
công trình hay lương tâm nghề nghiệp. Và như vậy, phía sau một công
trình là những bản vẽ vò đi giở lại, là những đêm thức trắng. Còn nhà
kiến trúc, mấy ai biết rằng phía sau họ là 5 năm đại học đằng đẵng, cùng
ngần ấy năm thực tế để lấy chứng chỉ hành nghề, quãng thời gian đủ làm
nhụt chí những đôi tay sáng tạo trẻ.
Chương trình Khi người ta trẻ
tháng 4 với chủ đề “Nghề kiến trúc” sẽ là hành trình khám phá nghề
nghiệp một cách cụ thể thông qua những chia sẻ của của hai thế hệ với 2
góc nhìn khác nhau: một bên là những người trẻ năng động nhưng còn thiếu
kinh nghiệm và vốn sống, một bên là nhân vật thế hệ trước với những
trải nghiệm sâu sắc về nghề. Các nội dung sẽ được đề cập trong chương
trình: Hình dung về nghề khi mới bước chân vào, câu chuyện về Kỹ thuật
và Nghệ thuật, Ý tưởng sáng tạo đối với nghề kiến trúc, Nhà thuyết khách
cừ khôi, vấn đề quy hoạch… Hai thế hệ với khoảng cách tưởng chừng rất
xa có thể bổ sung gì cho nhau trong không gian gần gũi của Khi người ta trẻ kỳ này?
Thông tin về khách mời:
1.P.GS-TS, Kiến trúc sư Trần Trọng Hanh
1.P.GS-TS, Kiến trúc sư Trần Trọng Hanh
P.GS-TS, Kiến trúc sư Trần Trọng Hanh
-Sinh năm 1950
-Tốt nghiệp ngành Kiến trúc tại Cuba
-Ủy viên thường vụ Hội Kiến trúc sư Việt Nam và Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam.
-Uỷ viên Hội đồng nhân dân TP Hà Nội
-Nguyên Hiệu trưởng ĐH Kiến trúc HN, Nguyên Vụ trưởng Vụ Kiến trúc – Quy hoạch, Bộ Xây dựng.
-Hiệu trưởng trường ĐH Nguyễn Trãi.
2.Kiến trúc sư Trần Ngọc Huyền
-Sinh năm 1981
-Tốt nghiệp xuất sắc chuyên ngành Kiến trúc công trình, trường ĐH Kiến trúc.
Giải nhất giải thưởng Loa Thành lần thứ 16 dành cho đồ án tốt nghiệp “Vườn treo Sapa”
-Bằng sáng tạo kiến trúc loại A.
-Huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo.
-Thạc sĩ DPEA chuyên ngành thiết kế đô thị, bảo tồn di sản và phát triển bền vững.
-Giảng viên ĐH Kiến trúc HN
Trần Ngọc Huyền đã từng đoạt giải Nhất giải Loa Thành
Nghề kiến trúc, hóa ra khá kín tiếng, trong khi những dấu ấn của các kiến trúc sư hiện diện trong khắp cuộc sống hàng ngày.
*Trách nhiệm
Nhiều
bạn trẻ cho rằng nghề kiến trúc có thu nhập cao, tuy nhiên, đó chỉ là
góc nhìn từ bên ngoài. Để khẳng định mình, kiến trúc sư trưởng thành
cùng với kinh ng hiệm và sự đóng góp. KTS Trần Trọng Hanh cho rằng:
“Cuộc sống và trải nghiệm sẽ cho các bạn thấy đâu là nơi của các bạn”.
*Chất nghệ sĩ
Hiện
nay, số lượng nữ KTS ngày một nhiều hơn khiến nhiều người cho rằng nghề
này hợp với các bạn gái. Tuy nhiên, KTS Ngọc Huyền thổ lộ: “Kiến trúc
là môn nghệ thuật hướng tới cái đẹp. Phụ nữ thuộc phái đẹp, cảm nhận
tinh tế về cái đẹp – nhưng phần thuận lợi chiếm khá ít trong bản thân
em. Phụ nữ làm kiến trúc gặp nhiều khó khăn và bất lợi. Khi học phải
thức đêm làm đồ án. Lúc vào nghề gặp rất nhiều khó khăn”…
*Con đường
Trong
lời gửi gắm cuối chương trình, Ngọc Huyền cho rằng điều quan trọng đối
với các kiến trúc sư, đặc biệt là các kiến trúc sư trẻ là bạn phải tràn
đầy nhiệt huyết và có trách nhiệm với nghề nghiệp, với xã hội, với những
gì mình thiết kế. Người KTS phải là người sáng tạo, phải có tình cảm,
phải cho tác phẩm của mình một linh hồn. Với khách mời Trần Trọng Hanh:
phải có cá tính, tôn trọng nguyên tắc, có tình yêu với thiên nhiên và
con người là thứ hành trang không thể thiếu đối với các kiến trúc sư.
Hầu
hết các bạn trẻ đều cho rằng, không gian đô thị khấp khểnh, lộn xộn là
lỗi do các kiến trúc sư. Và trong ước mơ của nhiều cô bé, cậu bé, ước mơ
hun đúc từ tuổi thơ muốn lớn lên trở thành kiến trúc sư là để góp một
tay cải thiện bộ mặt đô thị. Thực tế, kiến trúc sư nằm trong một tổng
hòa khó rạch ròi gồm rất nhiều bộ phận. Họ chỉ là người chị trách nhiệm
chăm lo không gian, còn việc đất đai, tiêu thủy, xây dựng… là do các bộ
phận khác. Song vì nhiều lý do, mọi trách nhiệm đều “đổ” vào kiến trúc
sư.
*Chất nghệ sĩ
Theo
góc nhìn từ bên ngoài, sinh viên trường Kiến trúc thường rất “nghệ”, từ
phong cách ăn mặc cho tới gu âm nhạc. KTS Ngọc Huyền cho rằng quan điểm
mọi người cho rằng kiến trúc sư phải… nghệ sĩ là đúng. Vì kiến trúc là
một ngành nghệ thuật nên chất “nghệ sĩ” là đặc trưng. Người kiến trúc sư
tự hào vì chất nghệ sĩ đó. Nhưng do một số bạn trẻ chưa hiểu nên đã thể
hiện nhiều bằng “chất bên ngoài”. KTS Trần Trọng Hanh bổ sung: “Vấn đề
chính là tâm hồn. Giả thì không bao giờ thật và thật thì không bao giờ
giả”. Ngày trước, bài học nhập môn của người KTS này là thấy chiếu một
bộ phim một mình chống lại tất cả. Nổi loạn là cách sống của nghề kiến
trúc, đó là sự nổi loạn bên trong để phủ định những gì đã cũ kỹ. Vì thế,
hành trang không thể thiếu đối với các kiến trúc sư đó là gu và cá
tính.
*Con đường
Để
trở thành môt KTS đúng nghĩa, với một KTS trẻ mới ra trường còn một
chặng đường dài. Quan điểm của KTS Trần Trọng Hanh: qua các giai đoạn,
va vấp sẽ tìm được vị trí của mình. Với góc nhìn của một giảng viên trẻ,
Ngọc Huyền chỉ ra những điểm yếu của các sinh viên kiến trúc hiện nay:
kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình kém, ngoại ngữ không tốt… Chương
trình đào tạo của Việt Nam hiện khá lạc hậu, phương pháp giảng dạy cũ
kỹ. Vấn đề điểm thầy-gu trò rất khó gặp nhau với cách thầy một mình chấm
điểm như hiện nay. Các giảng viên hiện đang cố gắng để thay đổi cách
giảng dạy, giúp sinh viên không thụ động, làm quen sớm hơn với cách làm
việc n hóm, bảo vệ quan điểm trước thầy cô…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét