KTS. Ken Yeang
KTS. Ken Yeang, kiến trúc sư nổi tiếng người Malaysia, được biết đến nhiều với các dự án thiết kế cao ốc sinh thái. Ngoài ra ông cũng thực hiện một số công trình kiến trúc công cộng ứng dụng sinh thái, điển hình là thư viện Quốc gia Singapore (National Library of Singapore).
KTS. Ken Yeang, kiến trúc sư nổi tiếng người Malaysia, được biết đến nhiều với các dự án thiết kế cao ốc sinh thái. Ngoài ra ông cũng thực hiện một số công trình kiến trúc công cộng ứng dụng sinh thái, điển hình là thư viện Quốc gia Singapore (National Library of Singapore).
Thư viện Quốc gia Singapore là công
trình tiêu biểu cho các dự án kiến trúc công cộng quy mô lớn của Ken
Yeang, nó cũng là dự án đầu tiên được xây dựng bên ngoài Malaysia. Ông
đã chiến thắng trong cuộc thi thiết kế bao gồm các công ty kiến trúc
hàng đầu như Moshe Safdie & Michael Grave cũng như Nikken Sekkei.
Thư viện quốc gia Singapore cũng đánh dấu một cách mới tiếp cận các dự án thực tiễn dựa trên nền tảng kiến trúc sinh thái.
Thư viện Quốc gia Singapore được
hoàn thành năm 2005 tại số 100 đường Victoria. Công trình bao gồm 15
tầng có diện tích sàn khoảng 58.783 m2, diện tích xây dựng khoảng 11.304
m2
Dự án đã đạt được chứng nhận tiêu
chuẩn "Green Mark" của Singapore - một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá
công trình xanh (tương đương với hệ thống BREEAM của Vương quốc Anh và mô hình LEED của Mỹ) theo đó tòa nhà được
đánh giá cao nhất về ứng dụng công nghệ xanh sẽ được trao giải Bạch kim
(Platinum). Tại thời điểm công trình hoàn thành, Christopher Chia, giám
đốc Ban Thư viện Quốc gia, dự đoán công trình sẽ là "một trong các tòa
nhà đáng yêu nhất của Singapore cho những thập kỷ tới".
Các yêu cầu thiết kế từ Ban Thư viện
Quốc Gia khá ngắn gọn, bao gồm cung cấp dịch vụ thư viện tốt nhất, xây
dựng khu chức năng như là một biểu tượng văn hóa quốc gia, và tạo nên
một mô hình công trình công cộng mang tính quốc tế hóa cao; Việc xây
dựng công trình với yêu cầu cần tạo ra "một ngôn ngữ riêng biệt, phản ánh di sản đa văn hóa của Singapore và khát khao của một dân tộc say mê học tập."
Thư viện bao gồm hai khối riêng biệt được ngăn cách bởi một quảng trường, một
loại không gian bán mở và là không gian thông gió tự nhiên nội bộ theo
phương thẳng đứng. Khối lớn là thư viện, khối nhỏ hơn là khu vực phục vụ cho cho các hoạt động như triển lãm, hội thảo và khu biểu diễn đa phương tiện. Hai khối còn được kết nối với nhau bởi nhà cầu ở cốt cao hơn.
Quảng trường với không gian thông tầng ở tầng trệt được thiết kế nhằm tạo nên một khu phức hợp các dịch vụ công cộng bao gồm những quán cà phê nhỏ, các cửa hiệu và không gian dành cho khu bán lẻ. Tại đây các không gian sinh thái được cấu tạo từ thảm thực vật,tiểu cảnh nước. Những phương pháp mà Yeang đã bắt đầu khám phá và đã từng được ông sử dụng ở dự án khu căn hộ cao cấp West Kowloon (Hong Kong - Trung Quốc).
Quảng trường với không gian thông tầng ở tầng trệt được thiết kế nhằm tạo nên một khu phức hợp các dịch vụ công cộng bao gồm những quán cà phê nhỏ, các cửa hiệu và không gian dành cho khu bán lẻ. Tại đây các không gian sinh thái được cấu tạo từ thảm thực vật,tiểu cảnh nước. Những phương pháp mà Yeang đã bắt đầu khám phá và đã từng được ông sử dụng ở dự án khu căn hộ cao cấp West Kowloon (Hong Kong - Trung Quốc).
Tầng trên cùng của thư viện là một không gian lớn, với những bức tường kính phồng lên và tạo tầm nhìn suốt 360 độ.
Một trong các tính năng của dự án
này là được ứng dụng một loạt các giải pháp cung cấp năng lượng và môi
trường tự nhiên, hệ thống điều hòa tự nhiên ở thư viện quốc gia khác
xa với phương pháp sử dụng hệ thống diều hòa không khí bằng điện thông
thường. KTS. Ken Yeang cho rằng: "Không có gì sai trái với việc sử dụng
điện trong các công trình. Vấn đề lớn hơn là điện được tạo ra như thế
nào và sử dụng điện như thế nào cho phù hợp".
Tính năng trên bao gồm chế độ tối ưu hóa ánh sáng ban ngày, định hướng năng lượng mặt trời và tận dụng bóng đổ của công trình, thông gió tự nhiên, ứng dụng vào thiết kế mặt tiền và cảnh quan của tòa nhà. Sử dụng hệ thống thông gió vách dạng đặc biệt, các tấm chớp che nắng và chống chói được dựng lên, có những vị trí mà các vách thông gió ăn sâu vào trong tòa nhà đến sáu mét tạo ra các không gian nhiệt đới đặc thù cho thư viện cũng như đưa ánh sáng vào tất cả các không gian phía sâu bên trong tòa nhà.
Hầu hết các không gian làm việc
trong thư viện (bao gồm phòng đọc sách thông ba tầng) vẫn được triển
khai hệ thống điều hòa không khí và ánh sáng đèn điện. Chế độ hỗn hợp sử dụng năng lương tự nhiên và sử dụng điện, thường được hoạt động trong không gian chuyển tiếp như hành lang, sảnh tầng và trong các khu giải lao.
Ánh sáng ban ngày thâm nhập và tiêu
thụ năng lượng cũng được đánh giá thông qua mô phỏng máy tính, trong khi
đường hầm gió thử nghiệm cung cấp cơ sở cho thiết kế mặt tiền và chi
tiết kỹ thuật, cũng như cho việc đánh giá các điều kiện thoải mái trong
các trung tâm thương mại và kèm theo ứng dụng các dải cây trên mặt đứng
mà Ken Yeang gọi là “skycourt”.
Các vật liệu sử dụng cho công trình
được quy định theo tác động môi trường của chúng trong vòng đời của tòa
nhà và hệ thống liên quan.
Mặt đứng phía đông bắc được bố trí một số dải cây trên mặt đứng cao 40 mét trồng các loại cây nhiệt đới cao tới hơn ba mét
Những dải cây xanh trên mặt đứng này được bảo vệ bởi hệ kết cấu khung thép chống gi .Nó có tác dụng làm giảm tác động của tốc độ gió, có thể mạnh hơn ở các tầng cao của tòa nhà 15 tầng này. Các hệ vách giúp ngăn gió và phân chia luồng gió để làm cho sức gió suy yếu hơn trước khi nó xâm nhập vào các dải cây xanh trên mặt đứng nhà.
Những dải cây xanh trên mặt đứng này được bảo vệ bởi hệ kết cấu khung thép chống gi .Nó có tác dụng làm giảm tác động của tốc độ gió, có thể mạnh hơn ở các tầng cao của tòa nhà 15 tầng này. Các hệ vách giúp ngăn gió và phân chia luồng gió để làm cho sức gió suy yếu hơn trước khi nó xâm nhập vào các dải cây xanh trên mặt đứng nhà.
Hơn 6.300 m2 của tòa nhà này được dành cho không gian xanh, chiếm khoảng 60% diện tích đường bao của tòa nhà.
Việc nghiên cứu vấn đề tiêu thụ năng lượng trong quá trình vận hành tòa nhà được thực hiện bởi các kỹ sư của công ty Battle McCarthy.
Các nghiên cứu cho thấy rằng tác
động môi trường của Thư viện Quốc gia là thấp hơn so với một tòa nhà văn
phòng điển hình kích thước tương tự. Chỉ
số hiệu quả năng lượng của tòa nhà là khoảng 172 KWh cho mỗi m2/năm so
với chỉ số của một tòa nhà văn phòng điển hình ở Singapore tiêu thụ
khoảng 250 KWh/m2/năm.
Các điều tra xã hội học đã chỉ ra rằng hơn 90% người sử dụng thư viện và nhân viên hài lòng với công trình. Công trình cũng
đã nhận được rất nhiều giải thưởng, bao gồm cả giải thưởng của Hiệp hội
Kiến trúc sư thế giới người Hoa và các giải thưởng uy tín khác.
Thư viện Quốc gia Singapore, đã đưa tên tuổi của KTS. Ken Yeang lên một tầm cao mới trong giới kiến trúc sư quốc tế.
Công trình thư viện quốc gia
Singapore là tác phẩm đầu tiên của kiến trúc sư Ken Yeang ở bên ngoài
lãnh thổ Malaysia, nó đưa tên tuổi của Ken Yeang lên vị trí hàng đầu
trong giới kiến trúc sư hậu hiện đại và sự thành công của dự án trên
cũng khẳng định phong trào kiến trúc sinh thái, chủ nghĩa kiến trúc địa
phuơng mới là xu hướng chủ đạo của kiến trúc thế giới trong những năm
cuối thể kỷ XX và đầu thế kỷ XXI.
Tuy nhiên việc áp dụng kiến trúc sinh thái trong thực tế không hề đơn giản. Chính bản thân KTS. Ken Yeang
cũng cho rằng: “vấn đề kiểm soát chi phí rất quan trọng. Chúng tôi phải
thiết kế và cung cấp các sản phẩm trong phạm vi ngân sách của khách
hàng. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ luôn luôn dành một phần cho thiết kế sinh
thái. Chúng tôi có thể tạo các tòa nhà xanh, nhưng rất khó khăn để thuyết phục các nhà phê bình kiến trúc và khách hàng để họ thấy công trình xanh thật sự hấp dẫn và mang lại những giá trị lâu
dài”. Song ông luôn tin tưởng rằng kiến trúc sinh thái là một cái gì
đó dễ tiếp cận, có thể tích luỹ giá trị và cuối cùng thích hợp cho danh
mục đầu tư của các nhà phát triển trong lĩnh vực xây dựng trong tương lai.
KTS. Nguyễn Thanh Phong, Đại học Kiến trúc Đà Nẵng.
Nguồn http://www.architectureweek.com/2011/0921/environment_1-1.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét